Năm 2019 - Thái Bình xây dựng nông thôn mới trong khí thế mới

|

Năm 2019 - Thái Bình xây dựng nông thôn mới trong khí thế mới

Ngay sau khi Chương trình MTQG xâ;y dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020 được phê duyệt theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay xâ;y dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh và quy định bộ tiêu chí về xã NTM giai đoạn 2017-2020 với những yêu cầu cao hơn so với bộ tiêu chí cũ. Đâ;y là căn cứ để Thái Bình rà soát, đánh giá mức độ đạt các chỉ tiêu, tiêu chí và cũng như xâ;y dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch thực hiện hàng năm trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xâ;y dựng nông thôn mới. Đồng thời là cơ sở để Tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM và khen thưởng trong phong trào thi đua.
 
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Trong bộ tiêu chí về xã NTM giai đoạn 2017-2020 của tỉnh Thái Bình, ngoài 5 nhóm và 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, còn bổ sung thêm 5 tiêu chí để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế tình hình sản xuất và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đơn cử như trong tiêu chí về quy hoạch, ngoài yêu cầu đánh giá lập và công khai quy hoạch còn quy định rõ công tác quản lý, thực hiện quy hoạch. Ở tiêu chí số 2 về giao thông, quy định chi tiết về đường nhánh cấp I của đường giao thông trục thôn và bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên đường giao thông… Để bảo đảm mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, ở tiêu chí số 3 về thủy lợi, quy định cụ thể tỷ lệ kênh tưới cấp I loại 3 của các trạm bơm trong xã được kiên cố...
 
Bên cạnh bộ tiêu chí riêng, Thái Bình cũng có nhiều cơ chế nhằm đẩy mạnh thực hiện chương trình MTQG về xâ;y dựng NTM như: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nước sạch nông thôn, xử lý rác thải và môi trường nông thôn; Hỗ trợ trồng câ;y vụ đông, phát triển nuôi ngao vùng ven biển; Tăng cường kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi; Hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề, xâ;y dựng cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại, dịch vụ một cách đồng bộ, kịp thời... Từ đó, tạo điều kiện cho các địa phương khai thác tốt các nguồn lực từ xã hội và cộng đồng dâ;n cư trong xâ;y dựng NTM.
Quan trọng hơn, với phương châ;m “Xâ;y dựng NTM thực sự vì lợi ích của nhâ;n dâ;n, không chạy theo thành tích; lấy phát triển kinh tế - xã hội, nâ;ng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dâ;n nông thôn là mục tiêu trọng tâ;m, xuyên suốt”, chương trình xâ;y dựng NTM ở Thái Bình đã nhận được sự tham gia hưởng ứng tích cực của nhâ;n dâ;n địa phương thông qua việc tự nguyện đóng góp tiền của, ngày công, hiến đất xâ;y dựng NTM.
 
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, tính đến hết năm 2018, tổng nguồn lực huy động trong xâ;y dựng NTM trên địa bàn đạt trên 17,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, nguồn ngâ;n sách Trung ương hỗ trợ trên 1,1 nghìn tỷ đồng, nguồn ngâ;n sách tỉnh là gần 3,5 nghìn tỷ đồng, nguồn ngâ;n sách huyện, thành phố là 1,3 nghìn tỷ đồng, ngâ;n sách xã 3,5 nghìn tỷ đồng, nguồn vốn do nhâ;n dâ;n đóng góp trên 3,4 nghìn tỷ đồng và các nguồn vốn khác.
 
Năm 2018, Thái Bình có 37 xã đăng ký hoàn thành xâ;y dựng NTM và được UBND tỉnh quyết định phâ;n bổ vốn hỗ trợ với tổng kinh phí là 222 tỷ đồng. Qua thẩm định, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM của tỉnh bỏ phiếu 2 đợt cho 36/37 xã và đã có 21 xã nhận quyết định công nhận đạt chuẩn NTM. Đến nay, toàn tỉnh Thái Bình có 236/263 xã (đạt 89,4%) và 01 huyện đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quâ;n 18,57 tiêu chí/xã, tăng 13 tiêu chí so với năm 2010.
 
Điều đáng mừng là hệ thống chính trị ở cơ sở từng bước được củng cố; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, tạo nên diện mạo nông thôn mới khang trang, sạch đẹp. Sản xuất trong tỉnh phát triển mạnh, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung với cùng loại sản phẩm được hình thành và phát triển. Nhiều giống câ;y trồng mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất. Cùng với đó, tỉnh tăng cường đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Trong năm 2018, Thái Bình có 123 xã triển khai 185 cánh đồng lớn với tổng diện tích 15,3 nghìn ha. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dâ;n không ngừng được cải thiện và nâ;ng lên. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Thái Bình giảm còn 3,35%.
 
Hạ tầng nông thôn tỉnh Thái Bình cũng được phát triển đồng bộ. Từ năm 2011 đến cuối
năm 2018, Tỉnh đã cứng hóa gần 1,2 nghìn km kênh mương cấp 1 loại 3 (đạt 63%), xâ;y dựng và nâ;ng cấp 3,6 nghìn km đường giao thông nội đồng (đạt 76,4%), 1,1 nghìn km đường trục xã (đạt 78,33%), 1,9 nghìn km đường trục thôn (đạt 85,67%), 151 trường THCS, tiểu học và mầm non, 38 nhà văn hóa xã, 927 nhà văn hóa thôn, 179 trạm y tế, 126 chợ, hỗ trợ xâ;y dựng, nâ;ng cấp 5.500 nhà ở cho người có công, người nghèo…
 
Theo đánh giá tổng kết, kết quả xâ;y dựng NTM của Thái Bình đến thời điểm cuối năm 2018 đã vượt so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra và vượt một số chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xâ;y dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
 
Thái Bình đặt mục tiêu phấn đấu: Hết năm 2019 có 100% số xã và 02 huyện trở lên đạt chuẩn NTM. Hết năm 2020 có 100% số huyện đạt chuẩn NTM, thành phố Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ xâ;y dựng NTM; có 5% số xã trở lên đạt tiêu chí xã NTM nâ;ng cao, có 1,5% số xã trở lên đạt tiêu chí xã NTM kiểu mẫu. Hết năm 2030 có 30% số xã trở lên đạt tiêu chí xã NTM nâ;ng cao, có 10% số xã trở lên đạt tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.
 
Để đạt được các mục tiêu trên, hiện các địa phương trong tỉnh đang rà soát lại các tiêu chí, huy động tối đa nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí còn lại, bảo đảm về đích đúng kế hoạch và tập trung thực hiện các nhóm giải pháp: (1) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâ;u sát, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và nhâ;n dâ;n. (2) Xâ;y dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để duy trì và nâ;ng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Tùy tình hình thực tế địa phương mà có cách làm sáng tạo, lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện. (3) Tập trung mọi nguồn lực cùng với huy động sức dâ;n, lồng ghép sử dụng có hiệu quả nguồn ngâ;n sách hỗ trợ c???a nhà nước. (4) Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hạ tầng; quan tâ;m sửa chữa các công trình đang xuống cấp; (5) Chủ động rà soát nợ công, có giải pháp xử lý nợ xâ;y dựng cơ bản để khi hoàn thành xâ;y dựng NTM không có nợ đọng; (6) Tập trung phát triển kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để nâ;ng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như thu nhập cho người dâ;n.
 
Đồng thời, Thái Bình cũng đang triển khai thực hiện chủ trương xâ;y dựng khu dâ;n cư nông thôn mới kiểu mẫu, nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, phục vụ nhu cầu nhà ở, phục dựng nhà ở truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng và đánh thức trách nhiệm của người dâ;n Thái Bình xâ;y dựng quê hương. Theo đó, Tỉnh sẽ thí điểm xâ;y dựng mô hình khu dâ;n cư mới kiểu mẫu ở một số địa phương có điều kiện về quỹ đất và có nhu cầu phát triển nhà ở. Mục tiêu trong năm 2019, Tỉnh sẽ hoàn thành thiết kế mẫu và ban hành khung xâ;y dựng khu dâ;n cư nông thôn mới kiểu mẫu ở mỗi địa phương, làm căn cứ bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Thái Bình phấn đấu đến năm 2025, mỗi huyện, thành phố thu hút được 8-10 dự án đầu tư xâ;y dựng khu dâ;n cư nông thôn mới kiểu mẫu.
 
Năm 2019 là năm ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020, thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nói chung và mục tiêu xâ;y dựng nông thôn mới nói riêng. Với những kết quả thực hiện NTM trong những năm qua cùng các giải pháp đã đề ra, năm 2019, Thái Bình sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung phong trào thi đua “Cả nước chung sức xâ;y dựng nông thôn mới” với tinh thần mới, khí thế mới./.
 
Bích Ngọc

Link Tải Xuống Fortune Tree