Theo Bộ KH-ĐT, hiện nay chúng ta có hơn 930.000 doanh nghi??p đang hoạt động, khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Riêng trong 9 tháng đầu năm đã có hơn 183.000 doanh nghi??p gia nhập và tái gia nhập thị trường.
Đây là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải, vật chất; đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Lực lượng doanh nghi??p, doanh nhân hiện đóng góp khoảng 60% GDP, 85% tổng số lao động, 98% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Sau khi lắng nghe các ý kiến, phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ KH-ĐT tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến để trình ban hành thông báo kết luận của hội nghị, nhằm kịp thời xử lý, giải quyết kiến nghị của các doanh nghi??p, doanh nhân, giao các bộ ngành, địa phương tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả, mang lại lợi ích chung cho đất nước và cho đội ngũ doanh nghi??p, doanh nhân.
Đánh giá về đội ngũ doanh nghi??p, doanh nhân, Thủ tướng nêu rõ, đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghi??p Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng đối với sự nghi??p đổi mới, phát triển đất nước, nhất là trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.
Đảng, Nhà nước đã dành sự quan tâm thiết thực, kịp thời, cả trước mắt và lâu dài cho đội ngũ doanh nghi??p, doanh nhân. Chính phủ luôn bám sát, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho doanh nghi??p, doanh nhân phát triển.
Thủ tướng cho rằng, sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghi??p Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghi??p thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức.
Số doanh nghi??p thành lập mới trong vòng 20 năm (2004-2023) đã đạt hơn 1,88 triệu, số doanh nghi??p thành lập mới năm 2023 tăng khoảng 4,3 lần so với năm 2004. Số doanh nghi??p thành lập mới 8 tháng đầu năm 2024 là trên 110.000, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Ước tính, số doanh nghi??p thành lập mới năm 2024 sẽ vượt con số 159.000 của năm 2023, là năm thứ ba liên tiếp lập kỷ lục. Lũy kế giai đoạn 2000 - 2024, số doanh nghi??p thành lập mới dự báo sẽ vượt con số 2,1 triệu. Mật độ doanh nghi??p đang hoạt động tăng khoảng 8,4 lần, từ 1,1 doanh nghi??p/1.000 dân năm 2004 lên 9,2 doanh nghi??p/1.000 dân năm 2023.
Việt Nam đã có các doanh nghi??p dân tộc, tập đoàn kinh tế có quy mô lớn, giữ vai trò quan trọng, là nòng cốt, tiên phong dẫn dắt sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, đóng góp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của Thương hiệu quốc gia, như Viettel, PVN, Vingroup, FPT, THACO, Hòa Phát, TH, Vinamilk, Masan...
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10), thay mặt Chính phủ, Thủ tướng nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực và đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghi??p, doanh nhân trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước thời gian qua.
Thời gian tới, trong bối c???nh khó khăn, thách thức và cơ hội, thuận lợi đan xen những khó khăn, thách thức nhiều hơn, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghi??p, doanh nhân, nhất là xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.
Cùng với đó, phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, toàn diện, gồm hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, y tế, giáo dục, văn hóa… để góp giảm chi phí logistics, giảm chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghi??p và nền kinh tế, tạo không gian phát triển mới, các khu công nghi??p, đô thị, dịch vụ mới, tăng giá trị của đất đai. Đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước nói chung và các doanh nghi??p nói riêng..
"Tinh thần là thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho doanh nghi??p phát triển", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đề nghị các doanh nghi??p, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong: thúc đẩy 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng và nhân lực); phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghi??p lần thứ 4, đổi mới sáng tạo…; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; xây dựng quản trị doanh nghi??p hiện đại; củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác an sinh xã hội.
Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, lực lượng doanh nhân, doanh nghi??p Việt Nam luôn thể hiện sự tiên phong trong sự nghi??p phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích của quốc gia và dân tộc, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân, đạt được mục tiêu như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
"Mỗi người chúng ta hãy thể hiện tinh thần này bằng hành động cụ thể, cùng nhau đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, tới năm 2030 là nước đang phát triển có công nghi??p hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao", Thủ tướng nêu rõ.